Cách đây không lâu, giới khởi nghiệp Việt Nam dậy sóng với những thông tin thực tế về thực trạng gọi vốn mà ông Lê Hồng Minh, chủ tịch VNG chia sẻ. Theo đó năm 2016, toàn khu vực Đông Nam Á nhận được 1,5 tỷ USD vốn đầu tư vào các dự án khởi nghiệp thì Việt Nam chỉ nhận được dưới 100 triệu USD, 80% còn lại chảy vào Indonesia và Singapore.
Chuyện thiếu vốn, khó gọi vốn không chỉ là vấn đề của cộng đồng khởi nghiệp. Ngay chính những người làm chính sách cũng nhận ra vấn đề này.
Trong Dự thảo tờ trình về ban hành Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng chỉ ra mức vốn các dự án khởi nghiệp Việt Nam huy động được không lớn, thường vào khoảng 5.000-50.000 USD.
Nếu như các hãng khác chỉ có trung tâm bảo hành tại những khu vực đông dân cư thì Asanzo đã tiến xa hơn khi thành lập hệ thống cửa hàng bảo hành liên kết tại địa phương. Cụ thể, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng ủy quyền bảo hành tại những cửa hàng sửa chữa Tivi nhỏ lẽ tại từng huyện, xã.
Nhờ vậy hiện tại Asanzo đã có hơn 1000 điểm bảo hành trên toàn quốc vừa giúp ích cho hoạt động hậu mãi, vừa giúp phủ rộng hình ảnh thương hiệu của hãng đến tận các vùng xa khu vực trung tâm, điều mà các hãng sản xuất lớn hiện vẫn chưa thể làm được.
Dù hiện tại có nhiều quỹ đầu tư quan tâm đến khởi nghiệp như CyberAgent, 500 Startups, Golden Gate Ventures hay FPT Venture nhưng hiện địa vị pháp lý của các công ty đầu tư khởi nghiệp, quỹ đầu tư khởi nghiệp chưa quy định hoặc chưa quy định rõ ràng. Bộ Kế hoạch và đầu tư kỳ vọng Nghị định này khi được thông qua sẽ đạt được 3 mục đích chính.
Thứ nhất, đặt ra nguyên tắc chung cho các bên liên quan bao gồm: nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức; các công ty khởi nghiệp sáng tạo trong hoạt động đầu tư; khuyến khích, định hướng đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác với các hoạt động đầu tư khác, hạn chế các khả năng trục lợi, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, giúp những nhà đầu tư muốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo không bị lợi dụng.
Thứ 2, nhận diện nhà đầu tư là công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để Chính phủ có các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ 3, khơi thông dòng vốn cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc khuyến khích thành lập các công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; khuyến khích đầu tư khởi nghiệp sáng tạo chính là khuyến khích đầu tư tạo ra giá trị thương phẩm, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.
Sau khi tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Singapore, Canada, Hoa Kỳ, EU, Malaysia, nhóm soạn thảo của Bộ này cho biết các nước trên thế giới đã điều chỉnh hoặc xây dựng khung pháp lý riêng dành cho các nhà đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trong đó đều tạo ra 2 hình thức tổ chức cho nhà đầu tư để thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp: công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (venture capital corporations) và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (venture capital funds).
Tuy nhiên, hai hình thức này có các điều kiện tương đối nới lỏng và thuận lợi so với các hoạt động tài chính khác như chứng khoán, tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện phát triển.
Về điều kiện thành lập, hoạt động, các nước đều đưa ra nguyên tắc nhà đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo phải đáp ứng điều kiện tài chính nhất định do đây là hoạt động rủi ro (thường gọi là "accredited investors" hoặc "sophisticated investors") và quy định số lượng nhà đầu tư tối đa.
Các công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thường được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp; quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thì do một công ty quản lý quỹ quản lý, thành lập theo pháp luật về chứng khoán và chủ yếu theo mô hình hợp danh trách nhiệm hữu hạn (limited partnership).
Công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đều phải tuân theo một số nguyên tắc, yêu cầu, giới hạn đầu tư của quỹ để có thể nhận diện và phân biện với các hoạt động đầu tư khác.
Về ưu đãi, Chính phủ các nước thường có ưu đãi về thuế cho công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoặc có các Chương trình tài trợ, đầu tư cùng các nhà đầu tư tư nhân cho khởi nghiệp sáng tạo để giảm thiểu rủi ro, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn cho khởi nghiệp.
Áp dụng vào điều kiện Việt Nam, Bộ kế hoạch đầu tư đề xuất 2 mô hình tổ chức cho nhà đầu tư:
(i) Công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo: thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
(ii) Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo: tổ chức tương tự mô hình quỹ thành viên quy định tại Luật Chứng khoán, nhưng có các điều kiện thành lập nới lỏng hơn. Quỹ có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình tổ chức: công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý và quyết định danh mục đầu tư; hoặc các nhà đầu tư cử ra ít nhất 01 người chịu trách nhiệm quản lý và quyết định danh mục đầu tư.
Đối với công ty đầu tư khởi nghiệp, Dự thảo quy định những nội dung cụ thể như Vốn điều lệ tối thiểu là 500 triệu đồng và vốn góp phải bằng tiền, Có tối đa 30 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm nhà đầu tư đủ điều kiện tài chính theo quy định.
Với người đại diện pháp luật có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm người quản lý doanh nghiệp hoặc làm việc tại các vị trí liên quan tới nghiệp vụ đầu tư tại các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác.
Người đại diện theo pháp luật của công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được đồng thời là đại diện theo pháp luật của công ty khác.
Ngoài ra đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư.
Đối với quỹ đầu tư khởi nghiệp, vốn góp bằng tiền và tối thiểu là 1 tỷ đồng, Có tối đa 30 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm nhà đầu tư đủ điều kiện tài chính theo quy định.
Quỹ do một công ty quản lý quỹ quản lý. Quỹ không tham gia góp vốn vào công ty đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư chứng khoán khác. Quỹ không đầu tư vào bất động sản. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được tham gia góp vốn lập quỹ khởi nghiệp sáng tao.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý dự thảo ngay trên trang điện tử của Bộ.
Bài viết liên quan : . Cựu CEO FPT: Cứ chịu khó ‘la cà’ với khách hàng, lăn xả thị ...
. Hai chàng trai Pháp chưa đầy 30 tuổi bỏ Lazada tới Việt Nam
. Ra mắt mạng lưới hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh