Hỡi các bạn trẻ mới ra trường, thái độ trong công việc rất quan trọng nhưng thiếu yếu tố này thì khó lòng thành nhân viên giỏi

Liệu bạn có biết tiêu chí nào để doanh nghiệp quyết định nuôi dưỡng một nhân sự trẻ và non nớt vừa mới ra trường không?

Bí Kíp Trả Lời Câu Hỏi "Bạn Là Người Thế Nào?" Của Nhà Tuyển Dụng Khi Phỏng Vấn: Đừng Ngại Thể Hiện Bản Thân Nhưng Đừng Tự Luyến!
Thế Nào Là Một Cuộc Phỏng Vấn Thất Bại? Những Điều Gì Bạn Rút Ra Được Sau Mỗi Lần Phỏng Vấn Để Nâng Tầm Bản Thân?

Các nhà tuyển dụng vẫn than rằng tìm kiếm một nhân sự thạo việc sao mà khó đến thế! Những người đã có kinh nghiệm thì họ yên vị ở một chức cao trong các công ty khác, thành ra thị trường bây giờ toàn sinh viên chân ướt chân ráo mới tốt nghiệp. Vì thế, công ty quyết định "chơi lớn" để đào tạo lại các bạn cử nhân ấy. Dẫu cho người trẻ thì thích bay nhảy nay đây mai đó, nhưng doanh nghiệp đành nhắm mắt làm ngơ để cố dạy dỗ họ. Mặc dù vậy, ban nhân sự vẫn rất tỉnh táo để chọn lựa đúng người trong "khoản đầu tư" này.

Điều gì giúp bạn được chọn để đào tạo lại từ đầu? (Ảnh minh họa)

Câu hỏi đặt ra là, những tiêu chí nào sẽ quyết định việc bạn có được đào tạo từ đầu hay không?

Theo khảo sát, phần lớn cho rằng có 2 yếu tố quan trọng nhất: thái độ lẫn kỹ năng về việc có khả năng học thêm, tiếp thu được điều mới, nhằm để cải thiện năng lực bản thân, tất nhiên phát triển được công việc, dự án mà người đó đang phụ trách.

Thứ nhất là thái độ. Yếu tố này nghe có vẻ rất quan trọng nhưng nếu để ý kỹ thì thái độ bị tác động nhiều bởi cảm xúc cá nhân. Nói cách khác, thì cấp trên của bạn dễ có ác cảm nếu như bạn trót làm sai hoặc lỡ tỏ thái độ cau có, không chịu lắng nghe... Điều này khó mà tránh khỏi với sinh viên vừa ra trường còn nhiều thiếu sót kỹ năng mềm. Thái độ qua thời gian có thể uốn nắn, chỉnh sửa để tốt hơn.


Yếu tố còn lại có lẽ nên được cân nhắc sâu hơn. Đó chính là kỹ năng - thứ cần ý thức để rèn luyện qua năm tháng. Kỹ năng ở đây không hẳn là việc bạn biết áp dụng kiến thức vào công việc một cách máy móc. Hãy hiểu rộng hơn về khái niệm kỹ năng. Ấy là khi bạn biết cách soi mình (self-reflection), tập im lặng trước lời người khác nhận xét - nghĩ kĩ về nó thay vì "biện minh", tập nghĩ về việc cải thiện mối quan hệ trong công việc (làm việc nhóm, giao tiếp,...).

Về phát triển kỹ năng thì ai cũng có thể nói ra một cách hoa mỹ nhưng để làm thì đòi hỏi một quá trình phấn đấu miệt mài. Bắt đầu từ việc bạn hỏi xin phản hồi của người khác (sếp, đồng nghiệp...) về mình trong công việc. Tưởng đơn giản nhưng thực tế chứng minh chẳng có mấy ai làm đâu nhé!

Rồi sau khi có phản hồi thì bạn nên có tư duy phản biện, tự đặt ra câu hỏi rằng mình đã hiểu kỹ những nhận xét ấy chưa. Nếu chưa hiểu thì cần hỏi lại để được giải đáp tỉ mỉ hơn. Cũng đừng quên học cách cảm ơn người đã phản hồi cho mình. Chẳng có ai rảnh hơi mà tự dưng đi góp ý cho mình đâu. Tư duy phản biện còn thể hiện ở việc tự soi bản thân (self-reflection) xem mình có đang gặp vấn đề như vậy không, cần cải thiện điều gì?


(Ảnh minh họa)

Cuối cùng, kỹ năng của bạn chỉ được nâng cao hơn bằng cách bạn phải thay đổi. Nếu không có sự thay đổi, thì những bước trên đều vô tác dụng. Thậm chí, bạn vừa cảm ơn, hỏi sếp mình về những thiếu sót, nhưng chẳng có chuyển biến tích cực thì sếp bạn sẽ đánh giá bạn là người không đáng để trọng dụng.

Sinh viên mới ra trường, ai cũng cầm trên tay một tấm bằng đỏ khá "vô nghĩa" và một nỗi lo về thiếu kinh nghiệm trình độ chuyên môn. Nhưng hỡi các tân cử nhân à, đừng sợ nữa, hãy mạnh dạn tự tin và tiếp thu những điều ở trên để ngày một tiến bộ trong công việc mình chọn nhé! Quan trọng là tin ở bản thân "Mình là đứa có thể được đào tạo"!

*Bài viết tham khảo ý kiến cá nhân của anh Nguyễn Thành Long, chuyên gia với 10 năm kinh nghiệm trong ngành marketing

Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.

Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.