Chiếm tới 45% trong CV của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kinh nghiệm có liên quan đến vị trí, công việc mà bạn ứng tuyển.
Nhà tuyển dụng dành nhiều thời gian để xem xét phần này hơn bất kỳ một phần nào khác trong CV của bạn. Do đó trong phần này bạn phải đưa ra được những “bằng chứng” thuyết phục rằng bạn là một ứng viên phù hợp.
Tại sao lại như vậy? Có nhiều bạn thắc mắc học vấn mới là vấn đề nhà tuyển dụng hay chú ý đầu tiên. Nhưng bạn đã nhầm. Kinh nghiệm làm việc của bạn mới là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất. Thực tế trên sách vở chỉ là một phần, quan trọng hơn vẫn là thực tế bạn làm việc, kinh nghiệm bạn tích góp được cho bản thân.
Vì vậy bạn cần chú ý nội dung phần này hơn để bắt ngay ánh mắt đầu tiên của nhà tuyển dụng một cách ấn tượng nhé!
Phần này cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải bất kỳ một ứng viên nào khác? Làm thế nào bạn có thể làm ra lợi ích cho công ty? Điều gì là duy nhất và nổi bật ở bạn? Làm thế nào bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu của họ? Các nhà tư vấn tuyển dụng khuyên bạn rằng hãy để cho nhà tuyển dụng có cảm giác như đang đọc một câu chuyện về bạn khi đọc phần nói về lịch sử và kinh nghiệm làm việc. Hãy bắt đầu với công việc gần nhất của mình, tiếp sau đó là những công việc khác với thứ tự thời gian đảo ngược.
Kinh nghiệm và thành công trong công việc gần đây cần được dành nhiều sự đầu tư nhất, vì đó là kinh nghiệm và kỹ năng bạn đạt được trong cả một quá trình công tác, nó là nhân tố lớn nhất xác định bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay không, các công việc trước đó chỉ có giá trị như một sự tham khảo thêm.
Bất kể bạn tìm cách gây ấn tượng thế nào về bản CV của mình cần phải tuân thủ một nguyên tắc: không nói khống, nói dối về khả năng của mình, bởi vì nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ khó chịu khi phát hiện ra bạn đang cố tô vẽ bản thân. Với họ đó chẳng khác nào một sự lừa đảo và hành vi gian dối. Trong một cuộc khảo sát tại Anh mới đây được thực hiện bởi: “Nhóm tư vấn rủi ro” đã chỉ ra rằng có đền 50% số CV ở Anh chứa đựng ít nhất một chi tiết không đúng sự thật. Tất cả những trường hợp này nếu may mắn lọt vào vòng phỏng vấn đều ít nhiều bị nhà tuyển dụng phát hiện ra và họ lấy đây là một yếu tố đánh giá “lương tâm” nghề nghiệp của ứng viên.
2/ Học vấn
Tìm kiếm việc làm giống như một trò chơi có người mua và kẻ bán trên thị trường. Bạn là người bán và nhà tuyển dụng là người mua. Để làm cho mình hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh bạn cần sử dụng hết những công cụ bạn có trong kho vũ khí của bạn.
Nếu bạn tốt nghiệp ở một trường đại học được đánh giá cao, với kết quả học tập xuất sắc hoặc đang theo học một khóa học hướng đến một trình độ chuyên môn cao phục vụ cho vị trí đang tuyển dụng, bạn nên nhấn mạnh điều này ở phần đầu của bản CV. Tuy nhiên nếu quá trình làm việc và những kinh nghiệm có được là điều bạn muốn nhấn mạnh và “khoe” với nhà tuyển dụng, bạn nên đặt phần này lên đầu bản CV, phần trình bày về học vấn nên đặt ở cuối – như là một nội dụng có tính chất tham khảo thêm.
3/ Trình độ chuyên môn và kỹ năng
Nhà tuyển dụng sẽ đặt trình độ chuyên môn và kỹ năng của bạn lên bàn cân ở mức 35% đó nhé!
Đừng lầm tưởng giữa bằng cấp và trình độ chuyên môn nhé!
Bằng cấp là tấm bằng bạn cầm trên tay sau khi ra trường. Nó thể hiện tổng thể quá trình bạn học tập. Còn trình độ chuyên môn mới chính là thứ nhà tuyển dụng cần. Nó thể hiện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu của bạn. Điều này sẽ có phần quyết định đến những việc liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Bạn có chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo, tích luỹ dần. Còn nếu bạn chưa có chuyên môn hay bất kỳ kỹ năng gì thì khó có thể khiến nhà tuyển dụng họ lựa chọn bạn. bởi không ai muốn mất quá nhiều thời gian để đào tạo. Họ sẽ tìm những lựa chọn khác tốt, tối ưu hơn bạn đó.
Phần này nhấn mạnh lợi thế của bạn như một nhân viên tiềm năng. Hãy làm cho nó thật đơn giản để nhà tuyển dụng có thể nhận biết một cách dễ dàng tài năng của bạn và thật rõ ràng về những gì bạn có thể cống hiến được cho công ty của họ. Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ở phần này như là một nội dung trả lời cho câu hỏi: Họ sẽ nhận lại được những gì khi đầu tư vào bạn.
Nếu bạn không rõ vị trí này cần những kỹ năng gì vì mục thông tin tuyển dụng của họ cung cấp quá ít thông tin, hãy tìm kiếm ở những vị trí tuyển dụng tương tự của những công ty khác. Sau khi đã liệt kê những kỹ năng đòi hỏi từ những công việc tương tự, hãy tìm xem những kỹ năng nào bạn có thể đáp ứng. Liệt kê những kỹ năng đó theo những danh mục rõ ràng như: kỹ năng liên quan đến chuyên môn, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác…
4/ Sự tự tin
Tự tin giúp công việc được giải quyết hiệu quả hơn. Sự tự tin cũng khiến các ông chủ không ngại ngần khi giao việc cho bạn. Hãy thể hiện sự tự tin ngay khi bạn trả lời các câu hỏi, từ lời nói, tác phong, cử chỉ cho đến nét mặt, ánh mắt. Một ứng viên luôn ngó lơ đi chỗ khác khi trả lời câu hỏi thì nhất định không thể là người tự tin.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc bằng cách nêu những hiểu biết của bạn về công ty. Trước khi phỏng vấn, bạn nên tìm kiếm thông tin thông qua trang web của họ, các phương tiện truyền thông xã hội, các bài báo gần đây,… và bất cứ điều gì khác mà bạn có thể tìm thấy để nắm bắt tình hình công ty. Bạn nên đưa những thông tin này vào câu trả lời để nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn quan tâm thực sự quan tâm đến công ty chứ không phải chỉ đến xin việc vì mục đích có việc làm.
6/ Mong muốn trong công việc
9% những vấn đề bạn đề cập đến mong muốn trong công việc sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá. Điều này thể hiện con người bạn có chi tiến thủ hay không? Có cầu tiến trong công việc hay không?
Những điều bạn đưa ra ở mục này cần nêu ngắn gọn và rõ ràng nhất về những mong muốn của bạn trong công việc. Đây cũng là một cách khéo léo để bạn truyền tải tới nhà tuyển dụng những thông điệp riêng.
7/ Mục tiêu nghề nghiệp
3% mục tiêu nghề nghiệp sẽ hướng ánh nhìn của nhà tuyển dụng về bạn. Bạn mong muốn điều gì từ công việc và đặt những mục tiêu gì để phấn đấu? Những ý tưởng đó sẽ được nhà tuyển dụng nắm bắt trong mục này. Tuy chỉ là con số 3% nhưng nó cũng thể hiện con người bạn muốn phấn đấu trong công việc như thế nào? Hãy đưa ra mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ nhất. Có thể đưa ra mục tiêu cụ thể về ngắn hạn cũng như dài hạn để nhà tuyển dụng dễ hình dung hơn.
S.T Bảo Ngọc
Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.
Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.