Trái lời cha mẹ, quyết bỏ công việc ổn định để khởi nghiệp, chàng nha sỹ trở thành ông chủ startup 2 tỷ USD ở tuổi 37

Quyết tâm theo đuổi đam mê và tin tưởng vào con đường mình đã chọn, chàng nha sỹ thu về "trái ngọt".

"Đừng Khởi Nghiệp Bằng Mắt" - Bài Học Rút Ra Sau 5 Lần Thất Bại Của Thầy Nguyễn Mai Lâm
Khi Phụ Nữ Khởi Nghiệp: Khó Khăn Song Hành Cùng Lợi Thế



Seunggun Lee (37 tuổi) từng là nha sỹ, anh đã thăm khám răng cho rất nhiều người. Tuy nhiên khi nhận thấy khoảng trống trong ngành công nghiệp ngân hàng tại Hàn Quốc, anh không thể nào bỏ qua cơ hội kinh doanh béo bở. Thậm chí Lee không hề màng đến việc dịch vụ mà mình cung cấp vẫn là bất hợp pháp thời điểm đó.

"Tôi nghĩ dịch vụ này nên tồn tại trong xã hội Hàn Quốc – dù nó có trái luật hay không".

Lee là nhà sáng lập kiêm CEO của Toss – một ứng dụng chuyển tiền của Hàn Quốc – năm ngoái công ty này đã trở thành startup công nghệ tài chính trị giá 1 tỷ USD đầu tiên của xứ sở Kim Chi. Được biết, vị doanh nhân trẻ tuổi đã đặt cược 400.000 USD (một nửa là tiền tiết kiệm, 1 nửa là tiền vay ngân hàng) để khởi nghiệp kinh doanh.

Lee thành lập Toss vào năm 2014, khi các ứng dụng chuyển tiền ngang hàng (P2P) - như Venmo của PayPal - bắt đầu nở rộ trên toàn cầu. Tuy nhiên, với những rào cản trong hệ thống ngân hàng tại Hàn Quốc khi đó, các dịch vụ như thế này bị coi là bất hợp pháp.

"Tôi đã thấy rất nhiều sản phẩm như vậy ở Mỹ và nghĩ rằng: Nếu dịch vụ này có ở Hàn Quốc chắc chắn nó sẽ phát triển bùng nổ", Lee chia sẻ và mô tả hệ thống chuyển tiền tại Hàn Quốc quá cồng kềnh với quy trình gồm rất nhiều bước.

Để biến ý tưởng của mình thành hiện thực, Lee đã mất nhiều thời gian để thuyết phục, không chỉ các nhà đầu tư và nhà làm luật mà cả bố mẹ mình. Anh đã dành một năm để làm việc với các nhà làm luật tại Hàn Quốc để thuyết phục họ về nền tảng chuyển tiền đơn giản của mình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng vào năm 2015, họ đồng ý nới lỏng quy định về ứng dụng chuyển tiền. Sau đó, Toss chính thức ra mắt.

Tuy nhiên, bố mẹ anh cũng là một rào cản lớn. Khi Lee nói rằng sẽ bỏ công việc nha sĩ ổn định để trở thành một doanh nhân, cha mẹ anh đã vô cùng tức giận. Sự bấp bênh của việc kinh doanh có thể là điều khó chấp nhận đối với cha mẹ anh. Chưa kể, tại Hàn Quốc, tư tưởng bảo thủ vẫn còn phổ biến, điều này càng khó chấp nhận.

"Cha mẹ tôi đã thực sự thất vọng. Tại châu Á nói chung, gia đình và xã hội thường kỳ vọng bạn sẽ làm một nghề nào đó như bác sĩ hay nha sĩ. Nhưng tôi không phải là một người như vậy", Lee kể lại.

Tuy nhiên, sự phản đối của cha mẹ Lee không phải là vô căn cứ. Trước đó, khi mới bỏ việc, Lee đã mất hơn 4 năm và toàn bộ tiền tiết kiệm của mình để thử các ý tưởng khởi nghiệp khác nhau. Sau 8 lần thất bại với các startup từ mạng xã hội cho tới ứng dụng di động, Lee mới thành công với Toss.

Tuy nhiên, Lee quyết tâm "tạo dấu ấn với thế giới" dù có hay không sự ủng hộ của cha mẹ. "Tôi đã mất ba tháng để thuyết phục họ ủng hộ tôi nghỉ việc, nhưng không thành công. Cuối cùng, tôi quyết định không thuyết phục họ nữa", Lee kể.

14 triệu người dùng, định giá 2 tỷ USD

Sự quyết tâm của Lee đã mang lại kết quả. Các nhà đầu tư nhanh chóng nhìn ra giá trị của Toss và bắt đầu rót vốn cho startup của anh. Năm 2014, Altos Ventures trở thành nhà đầu tư lớn đầu tiên của Toss, theo sau là PayPal, Sequoia China và quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore.

Trong vòng gọi vốn huy động được 80 triệu USD vào tháng 12/2018, Toss trở thành một trong số ít startup kỳ lân (định giá trên 1 tỷ USD) tại Hàn Quốc lúc bấy giờ. Tới tháng 8 năm nay, Toss huy động được tổng cộng 261,5 triệu USD với định giá tăng lên 2 tỷ USD. Toss hiện có 14 triệu người dùng đăng ký - tương đương 27% dân số Hàn Quốc - và đến nay đã xử lý tổng giá trị giao dịch 48 tỷ USD.

Theo nhà phân tích Varun Mittal của Ernst & Young, Lee nhìn ra cơ hội đó vào đúng thời điểm lĩnh vực ngân hàng của Hàn Quốc cần đổi mới.

"Mọi người cần một cách tốt hơn để giải quyết các khoản nợ thay vì phải nhớ số tài khoản ngân hàng". Mittal, người đứng đầu mảng fintech tại các thị trường mới nổi toàn cầu của Ernst & Young, cho biết. "Dùng số điện thoại tiện lợi hơn nhiều cho cả người cho vay lẫn người đi vay".

Hiện tại, Hàn Quốc có khoảng 400 công ty Fintech. Theo Mittal, con số này sẽ còn tăng hơn nữa khi ngày càng nhiều người dùng tìm đến những giải pháp ngân hàng đơn giản.

Về phần mình, Lee dự định dùng số vốn huy động được để mở rộng hơn nữa dịch vụ của Toss tại Hàn Quốc. Tháng 4/2019, startup này ra mắt thẻ Toss Card dùng cho cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Hiện tại, các dịch vụ khác của Toss bao gồm quản lý điểm tín dụng, tài khoản tiết kiệm và kế hoạch bảo hiểm. Bên cạnh đó, Toss có dự định mở rộng hoạt động ra Đông Nam Á.

"Khoảng một nửa người dùng đến với chúng tôi không phải để chuyển tiền mà vì mục đích khác", Lee nói và cho biết ứng dụng Toss sắp cán mốc 10 triệu người dùng hàng tháng. "Toss là một nền tảng tài chính, chúng tôi muốn đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của người dùng".

Mục tiêu này cũng bao gồm việc mở rộng sang các thị trường mới. Lee cho rằng thị trường đang phát triển với hơn 650 triệu dân của Đông Nam Á là cơ hội rõ ràng cho Toss.

"Chúng tôi có kế hoạch mở rộng sang Đông Nam Á. Các thị trường khác hiện đã được thống trị bởi nhiều dịch vụ tương tự", Lee đề cập đến Alipay và WeChat Pay tại Trung Quốc, Venmo tại Mhx và Revolut ở châu Âu.

Anh cho rằng, với hơn 50% người trưởng thành chưa tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng, Đông Nam Á còn nhiều dư địa để Toss khai thác.

Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.

Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.