Rải CV như rải thóc, đến khi được nhận phỏng vấn lại “bùng”: Này dân công sở, sao trở mặt nhanh đến thế?

Dân công sở hay trở mặt trong việc phỏng vấn xin việc ơi, các bạn nghĩ rằng hành vi xấu xí của mình hoàn toàn chẳng có gì ảnh hưởng đến bản thân thì lầm to nhé.

Thường Bị Deadline "Dí" Mà Tâm Trí Vẫn Cứ Ở Đâu Đâu, Chị Em Công Sở Nên Bỏ Túi 10 Mẹo Này Để Phấn Chấn Lại Tinh Thần
CEO Tập Đoàn Tuyển Dụng Tiết Lộ 3 Bước "Chữa Cháy" Khi Trễ Phỏng Vấn, Chị Em Công Sở Phải Nhớ Nếu Muốn Ghi Điểm

Những người có nhu cầu tìm việc, ngoài số ít cá nhân “kén cá chọn canh” thì còn lại đa phần đều có xu hướng rải CV liên tù tì đến hàng chục công ty với tâm lý “ai nhận thì nhận, chỗ nào ngon hơn thì vào làm”. Điều này về cơ bản chẳng có gì sai, tuy nhiên sau đó vẫn có một cái sai mà không ít người mắc phải: “bùng” hẹn phỏng vấn của nhà tuyển dụng khi đã tìm được bến đỗ “ngon lành” hơn hoặc vì một lý do gì đó khác.

“Bùng” ở đây tức là khi nhà tuyển dụng xem xét CV của người xin việc, xong thấy “ok” quá liền gửi email hẹn lịch phỏng vấn. Tiếc thay lại bị cho cục lơ, người xin việc chẳng thèm phản hồi xem có đến phỏng vấn hay không. Thậm chí có trường hợp còn đáng sợ hơn tương tự như trong câu chuyện dưới đây: hồ hởi xác nhận luôn rồi mà cuối cùng biến mất như một hồn ma.

Câu chuyện được nàng công sở làm việc trong bộ phận nhân sự đăng đàn kể trong một hội nhóm có rất đông thành viên như sau:

“Chả là mình nhận được kha khá CV, vì quy trình bên mình là chỉ phỏng vấn những CV đạt chứ không phỏng vấn tất cả các CV nên sau khi xem xét thì có hẹn lịch phỏng vấn 7 CV cho vài vị trí. Email cho các CV xong, mình thấy các bạn confirm hồ hởi và chắc chắn vì lịch phỏng vấn khá gần với ngày thông báo, đa số chỉ cách 1-2 ngày, nhưng đến ngày phỏng vấn có 5 CV không tới, cũng không báo lại là sẽ không tới.

Mình nhớ ngày xưa mình gửi CV vào đâu, nếu đã xin được việc, hoặc tìm được chỗ ưng ý hơn chỗ định đi phỏng vấn mình đều gửi email xin lỗi báo không tới chỗ được như một phép lịch sự và tôn trọng họ ý. Nhưng giờ mình làm HR, mình thường xuyên bị bùng lịch kiểu như này. Không biết các bạn có ý kiến gì cho việc này hong?”.



Câu chuyện trên sau khi đăng tải ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và thật bất ngờ, dường như cô nàng công sở trên đã nói hộ ra nỗi lòng của rất nhiều người làm việc trong lĩnh vực nhân sự, tuyển dụng nên ngay lập tức, bên dưới phần bình luận xuất hiện loạt ý kiến đồng cảm:

“Mình cũng bị bùng phỏng vấn liên tục và đến mức cảm thấy bình thường với việc này luôn. Các vị trí của các bạn sinh viên đang đi học, mới ra trường thì có thể hiểu là thiếu chuyên nghiệp. Nhưng bên cạnh đấy là các vị trí như kế toán trưởng, trưởng phòng nọ kia còn bị bùng nhiều hơn cả phỏng vấn sales. Mà ngặt nỗi mình gọi điện, nhắn tin không được như kiểu trốn nợ vậy”.

“Mình bị ứng viên bùng phỏng vấn đến mức độ giờ gần như vô cảm, mà không chỉ cấp nhân viên mà thậm chí là cả chuyên viên, trưởng nhóm, trưởng phòng. Nhiều khi bản thân mình thấy cũng chạnh lòng lắm luôn. Mặc dù mình có gọi confirmed ứng viên trước 1 ngày vẫn nhận câu đồng ý nha. Mấy trưởng bộ phận hoặc sếp tổng thì toàn đổ tại ‘Tuyển dụng không biết cách chọn ứng viên cho đàng hoàng’. Khổ!”.




“Mình cũng mới làm HR thôi, hồi đầu làm bị ứng viên bùng suốt, stress dã man. Mà giờ bị ăn bơ quen rồi. Nhiều khi đi phỏng vấn rồi, nhận offer xong đi làm 1 ngày rồi nghỉ. Lại tìm từ đầu. Nên là lúc nào cũng phải có plan B. Ví dụ gần giờ phỏng vấn mình chủ động gọi cho ứng viên, nếu không đến được thì mình giải tán tan trường luôn cho gọn. Giờ chả biết tin ai”.

Vâng, dựa vào những ý kiến trên có thể thấy rằng, vấn đề dân công sở bùng lịch phỏng vấn trong im lặng và chẳng hề nói lời xin lỗi đã và đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại. Nó phản ánh sự thiếu chuyên nghiệp đến mức “kém duyên kém sang” của mỗi người.

Nhưng này, hội dân công sở hay trở mặt trong việc phỏng vấn xin việc ơi, các bạn nghĩ rằng hành vi xấu xí của mình hoàn toàn chẳng có gì ảnh hưởng đến bản thân thì lầm to nhé! Trước khi tiếp tục rải CV và tiếp tục “bùng” hàng loạt lịch phỏng vấn trong tương lai, hãy xem sơ về tác hại của việc này:



Trong cùng một ngành, thoạt nhìn có vẻ to lớn nhưng sự thật các công ty, các ông sếp, những người leader đều có quan hệ và quen biết nhau hết cả đấy. Bạn nghĩ rằng bạn cho một người sếp đang đợi bạn tới phỏng vấn “leo cây” thì bạn sẽ an toàn vác xác sang công ty khác xin việc bình yên vô sự sao?

Yên tâm, một khi đã thái độ “kém sang” thì bức ảnh 3x4 dán trên đầu CV của bạn sẽ được ghi nhớ rất kỹ. Ai mà nhẫn tâm cho bạn vào blacklist thì cơ hội bạn sống sót trong chuyên ngành của mình thật sự là đầy rủi ro



Chưa kể nhé, nếu một ngày mai bạn lại thất nghiệp, lại muốn tìm một công ty nào đó để làm nhưng xui xẻo sao lại rải CV ngày vào “nơi cũ năm nào” mình từng “bùng” phỏng vấn. Bạn nghĩ bộ phận nhân sự sẽ chẳng nhớ mặt bạn đâu à? Không, một khi họ bị cay cú một ai đó thì họ nhớ rất lâu để về sau đảm bảo email chứa CV của bạn sẽ luôn bị cho vào hòm thư rác đầu tiên.

Dù các trường hợp trên không phổ biến nhiều nhưng chẳng ai đảm bảo được mình có thể rơi vào một xác suất thấp nào đó cả. Vậy nên, tốt nhất là làm người tử tế, lương thiện và lễ độ đi. Ngay cả khi CV bị từ chối thì cũng nên cảm ơn, hoặc đã có email mời đến phỏng vấn thì thông báo lại một lời đến hay không đến. Khi đã bảo là “em sẽ đến đúng giờ” thì liệu hồn mà thực hiện lời mình nói, nhé!

Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.

Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.