Facebook Ads hay Google Adwords đang là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi bất kỳ doanh nghiệp, chủ cửa hàng nào muốn đẩy mạnh phát triển hoạt động bán hàng qua mạng. Đây được xem như 2 thứ thần dược hỗ trợ phát triển kinh doanh, bán hàng hiệu quả, cũng chính vì điều này mà khi đầu tư ngân sách cho Google Adwords cũng như Facebook Ads hầu như tất cả mọi người đều chăm chăm vào mục tiêu bán hàng, có lẽ vì trong tâm trí họ đang đinh ninh về những công năng thần kỳ mà cả 2 dịch vụ quảng cáo này mang lại
Giao diện website và trải nghiệm người dùng là 2 yếu tố quan trọng
Thực sự các bạn đang nghỉ Facebook, Google, Zalo, Youtube hay các bài PR là gì? Nó chẳng phải là thần dược với các công năng đặt hiệu gì của, đơn giản nó chỉ là một công cụ marketing và sự hỗ trợ của các công cụ này giúp các bạn có thể kinh doanh bán hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên các bạn nên nhớ rằng chúng chính xác là các công cụ và hỗ trợ hiệu quả từ những công cụ này là như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải kể đến cách mà các bạn sẽ sử dụng các công cụ này, các bạn hướng đến những nhóm đối tượng nào thông qua Facebook Ads, Google Adwords, mục đích của việc sử dụng các công cụ này là gì . . . Với các doanh nghiệp, chủ cửa hàng khi mục đích kinh doanh, nguồn lực, sự đầu tư là khác nhau thì các đơn vị này cũng tạo ra sự khác nhau với các công cụ marketing được sử dụng là khác nhau
Đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến, các công cụ marketing là một phần, kèm với đó doanh nghiệp bạn cần thiết phải phát triển website cửa hàng để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, song song với đó là phát triển hình ảnh thương hiệu ngay trên website đó. Website cũng sẽ là một nơi lý tưởng đển doanh nghiệp các bạn và những khách hàng có thể gặp nhau, tương tác, thực hiện các giao dịch. Hiện tại trong phát triển kinh doanh, nếu không có website đây chắc chắn sẽ là một trở ngại khiến doanh nghiệp các bạn sẽ thua thiệt khá nhiều so với các đối thủ của mình
Mục đích của sự ra đời và phát triển của một website là gì?
Hai mục đích cơ bản cho sự ra đời của một website đó chính là đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của người dùng + phục vụ bot tìm kiếm từ các bộ máy tìm kiếm, trong đó nổi bật nhất là Google
+ Một website như thế nào là thỏa mãn nhu cầu của người dùng? Để đạt tiêu chí thỏa mãn nhu cầu của người dùng chúng ta sẽ xét qua những yếu tố chính bao gồm mức độ thân thiện của website, website có dễ nhìn hay không, website có dễ sử dụng, người dùng họ có cảm quan, cảm tính tốt khi truy cập website. Vậy làm thế nào để đáp ứng được tất cả các tiêu chí kể trên? Làm thế nào để người dùng họ có thể dễ dàng sử dụng được các chức năng, có thể tự tìm kiếm được những thông tin mình cần trên website? Giải đáp tốt nhất cho những câu hỏi này cũng ta sẽ cần đặt sự quan tâm trong thiết kế giao diện website (UI) cùng với trải nghiệm của người dùng trên website UX
+ Về phần bot tìm kiếm vấn đề này liên quan đến các công thức, các kỹ thuật tối ưu đưa website lên các trang tìm kiếm. Đối với các kỹ thuật tối ưu seo webnày các bạn có thể tự mình tìm hiểu và trải nghiệm hoặc cũng có thể tham gia vào các khóa học seo từ các trung tâm
Vậy UI UX là gì?
#1. UX – Trải nghiệm người dùng
UX là thuật ngữ viết tắt của từ user experience, từ này cũng có nghĩa là trải nghiệm người dùng, nó chỉ đến những cảm nhận của người dùng khi truy cập, sử dụng một website. Ví dụ như khi các bạn phát triển một website bán các sản phẩm thời trang thì website này cần phải được yêu cầu thiết kế như một cửa hàng thời trang thực sự, phải làm thế nào đó để đảm rằng khi khách hàng họ truy cập họ cảm nhận được đây là một cửa hàng thời trang và họ dễ dàng tìm thấy các sản phẩm, quần áo họ cần. Khi khách hàng họ muốn tìm kiếm các sản phẩm họ cần, các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm đang được giảm giá . . . khách hàng cần phải nhanh chóng có được các thông tin này. Nhìn chung một website muốn phát triển và hỗ trợ tốt hoạt động kinh doanh bán hàng cần đảm bảo được các nhu cầu từ phía người dùng, khi đó phần giao diện và các chức năng bên trong sẽ đóng một vai trò quan trọng
Trải nghiệm người dùng mang đến sự hài lòng, thời gian tương tác sẽ tăng
Để đảm bảo trải nghiệm người dùng UX trên website là tốt nhất các bạn cần phải thực hiện các bước sau:
- Cần tìm hiểu và xác định nhóm đối tượng sẽ truy cập vào website của các bạn
- Từ nhóm đối tượng khách hàng xác định các bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu về nhu cầu của chính những khách hàng này
- Từ nhu cầu các bạn sẽ phân tích và xác định các thao tác mà khách hàng có thể họ sẽ thực hiển trên website
- Xây dựng bạn thiết kế website dựa trên các chức năng, yêu cầu, thao tác cần thiết cho người dùng
- Hoàn thiện thiết kế, cập nhập nội dung và bắt đầu với các trải nghiệm của người dùng trên website
Sau đây là một số lưu ý để website đảm bảo được trải nghiệm người dùng tốt nhất khi truy cập:
- Tốc độ load trang cần được cải thiện một cách tối đa, tốc độ load tốt nhất nên từ 3 – 5s, khi tốc độ load trang càng chậm thì số lượng khách hàng rời bỏ trang của các bạn sẽ tự động tăng lên
- Hạn chế tối đa các pop –up, các banner quảng cáo: Các pop – up, banner quảng cáo thường không nằm trong sự quan tâm của người dùng, chúng khiến người dùng không hài lòng và không có được trải nghiệm tốt nhất khi truy cập. Nếu như các bạn có nhiều banner quảng cáo trên website thì cách tốt nhất đó chính là hãy tập trung chúng lại một khu vực
#2. UI – Giao diện website
Đi kèm với UX luôn sẽ là UI. UI hay giao diện website ở đây chính là những gì mà khách hàng sẽ nhìn thấy khi truy cập vào website của các bạn. Khách hàng họ có thể nhấp vào các chi tiết, chức năng xuất hiện trên website và từ đó có được những trải nghiệm nhất định. Giao diện website là tất cả các thông tin, chi tiết, chức năng hiển thị trên web, đó có thể là các banner quảng cáo, các video, các nút mua hàng, đặt hàng, nút xem thông tin chi tiết sản phẩm, nút tìm kiếm . . .
Giao diện website càng thu hút càng nhận được sự quan tâm
UI là những gì chúng ta đang nhìn thấy trên website và để đưa ra đánh giá, nhận xét về UI chúng ta có thể tập trung vào những điểm đáng chú ý sau:
+ Tổng thể website
Là cái nhìn tổng quan về website bao gồm sự thống nhất về mặt màu sắc giao diện, logo kích thướt hợp lý, dễ nhìn, sử dụng thiết kế phẳng cho website, cùng với đó là phần bố cục website cần được thiết kế hợp lý
+ Phần trang chủ website
- Logo cần được đặt ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy, góc trên bên trái sẽ là vị trí thường được chọn, logo cũng nên được gắn link trỏ về trang chủ
- Các banner, slide chạy trên trang mỗi banner như vậy sẽ có tối đa 3 – 5s để hiển thị, banner cũng cần phải được thiết kế bắt mắt, thu hút, phù hợp với giao diện, thể hiện được các thông điệp, các thông tin muốn truyền tải
- Thống nhất về mặt màu sắc tất cả các chi tiết trên website: Thường một website sẽ được thiết kế trên 2 tông màu chủ đạo
- Hình ảnh sản phẩm, dịch vụ cần được đầu tư chất lương, thu hút, khi đó khách hàng khi truy cập họ sẽ dễ dàng bị thu hút, dễ dàng đưa ra các quyết định mua hàng
- Giá cả sản phẩm, giá khuyến mãi cần phải được thể hiện một cách rõ ràng
- Thông tin về các chương trình khuyến mãi cần được làm nổi bật
- Hay các chức năng hỗ trợ tư vấn, nút chát trên website cũng cần có
+ Phần danh mục sản phẩm, trang chi tiết sản phẩm
Thể hiện tốt thông tin sản phẩm, thể hiện đầy đủ các thông tin mà khách hàng họ cần, cập nhập các hình ảnh đẹp, tạo nên một website hoàn hảo
Kết luận
Để một website hỗ trợ kinh doanh bán hàng hiệu quả yêu cầu giao diện website (UI) cần phải được thiết kế tốt, từ đó mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng (UX). Quan tâm đến cả UI lẫn UX là cách để các bạn có thể kinh doanh bán hàng hiệu quả hơn trên website của mình
Mọi vấn đề thắc mắc, xin quý khách vui lòng liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DKSOFT
Mobile: 0466.517.789 - 0463.281.789 Hotline: 090.886.5689
Email: Info@dksoft.com.vn