Bạn hoàn toàn có thể tạo dựng một nền tảng tiếp thị bền vững và mạnh mẽ theo 8 “chiêu thức” sau:
1. Xác định rõ sản phẩm hay dịch vụ của bạn: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn được phục vụ như thế nào? Đó có phải là cái mà khách hàng của bạn thực sự muốn mua không? Có thể bạn đang bán các phần mềm công cụ cho web nhưng khách hàng của bạn lại đang muốn mua các sản phẩm nâng cao hiệu suất, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thì cái nào là cái dễ khuyếch trương nhất hiện nay?
2. Xác định rõ thị trường mục tiêu của bạn: Bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để tiếp cận tất cả mọi đối tượng. Vậy thì khách hàng lý tưởng của bạn sẽ là ai? Ai sẽ là người đáng để bạn đầu tư thời gian cũng như tiền của để quảng bá sản phẩm? Bạn có thể xác định những khách hàng lý tưởng của mình theo phương diện thu nhập, tuổi tác, khu vực địa lý, số nhân viên, doanh thu, ngành nghề...
3. Hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh: Ngay cả khi không có đối thủ nào trực tiếp cạnh tranh với dịch vụ của bạn thì vẫn luôn có một sự ganh đua ở dạng thức nào đó. Sẽ có một cái gì đó bên cạnh sản phẩm của bạn đang cạnh tranh “hầu bao” các khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn cần tìm hiểu xem đó là gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại chịu “dốc túi” cho nó? Đâu là lợi thế cạnh tranh hay khẳng định bán sản phẩm độc đáo của bạn?
4. Tìm vị trí thích hợp: Liệu có một phân khúc thị trường nào đó hiện đang chưa có ai đảm nhiệm hay vẫn chưa được phục vụ tốt không? Một chiến lược thích hợp sẽ giúp bạn tập trung các nỗ lực tiếp thị và nổi bật lên trong thị trường bạn tham gia, ngay cả khi bạn chỉ là một doanh nghiệp cỡ nhỏ.
5. Tăng cường sự ghi nhận của khách hàng với sản phẩm của bạn: Sẽ là rất khó để một khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn khi họ thậm chí còn không biết hay không nhớ rằng có loại sản phẩm, dịch vụ đó tồn tại trên đời. Nói chung, một khách hàng tiềm năng cần phải tiếp xúc với sản phẩm của bạn từ 5 đến 15 lần trước khi họ nảy ra ý định sử dụng hàng của bạn lúc có nhu cầu. Các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên, do đó, bạn gần như phải thường xuyên có mặt trước khách hàng của bạn lúc họ nhớ ra sản phẩm của bạn khi có nhu cầu.
6. Gây dựng sự tín nhiệm: Các khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì, nhất là với những khách hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.
7. Kiên trì: Bạn cần tỏ ra kiên trì trong mọi cách và mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm thái độ chăm chút của bạn tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp bạn gửi tới khách hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng hơn cả việc bạn cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất.
8. Duy trì độ tập trung: Chiến lược tập trung sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn thời gian và tài chính vốn không quá dồi dào. Bạn sẽ thu về khoản ngân sách chi cho quảng bá sản phẩm lớn hơn rất nhiều nếu bạn dùng chúng để quảng cáo một loại sản phẩm trong một thị trường mục tiêu đã được thu hẹp và tiếp tục quảng cáo sản phẩm này trong thị trường đó liên tục một thời gian.
Trước khi bạn thực sự tính đến việc tung ra các tờ rơi, phát động chiến dịch gửi thư trực tiếp hay phát một chương trình quảng cáo, bạn có thể tham khảo việc vạch trước một sơ đồ hướng tới thành công thông qua cách xây dựng chiến lược tiếp thị tập trung, bền bỉ theo 8 chiêu thức chúng tôi vừa nêu ở trên.
Bài viết liên quan : . Kết hợp Marketing và IT để tăng doanh số bán hàng
. Những chiến dịch marketing thành công tại Việt Nam
. Phân biệt Marketing và Quảng cáo
Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.
Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.