>> Những khái niệm cốt lõi về Marketing căn bản
Chiến lược Up-selling là bí quyết được dùng để khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều tiền hơn so với dự định ban đầu. Với phương pháp này bạn sẽ đưa ra một đề nghị,một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá cao hơn sản phẩm mà khách hàng đang xem xét.
Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu là khi bạn ra chợ mua một con cá, tuy nhiên bà bán cá đề nghị bạn mua thêm 1kg tôm mà bạn không tốn thêm chi phí để bán thêm 1kg tôm.
Gia tăng doanh thu bán hàng nhờ up-selling
Đây là một công việc đòi hỏi ít thời gian nhưng mang lại doanh thu cao. Bạn không phải mất công tìm kiếm khách hàng mà chỉ tập trung tối đa hóa doanh thu trên tập khách hàng đã mua sản phẩm của bạn. Bạn chỉ cần giới thiệu thêm các sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng dựa trên mối quan hệ đã được thiết lập sẵn.
Bên cạnh đó, Up-selling còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho Marketing trong việc tìm kiếm khách hàng mới và thuyết phục họ mua sản phẩm của mình.
Một trong những bí quyết thành công trong chiến lược Up-selling là bạn phải xây dựng thang giá trị là chuỗi sản phẩm đi kèm với chuỗi giá trị tương ứng,mà sản phẩm của bạn mang thật nhiều giá trị cho khách hàng và khi bạn mang giá trị cộng thêm nhiều hơn, lúc đó bạn sẽ được khách hàng trả công là lợi nhuận của bạn tăng nhanh hơn.
Xây dựng thang giá trị gia tăng doanh số của doanh nghiệp[/caption]
Khi mọi người leo từng “bậc thang” trên thang giá trị của bạn, họ sẽ được cung cấp từng giá trị tương ứng của từng bậc. Tuy nhiên, mỗi một giá trị của từng bậc sẽ đi kèm với một mức giá nhất định và rất cụ thể.
Lưu ý: Giá trị không nhất thiết phải là cái gì đó lớn lao, to lớn. Giá trị càng lớn có nghĩa là giúp khách hàng của bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, đổi lại họ phải trả cho bạn nhiều tiền hơn. Không muốn mất thời gian thì phải bỏ ra nhiều tiền và ngược lại.
Một thang giá trị không nhất thiết phải có đến 5 tầng như biểu đồ ở trên tôi vẽ cho bạn thấy nhé. Thang giá trị có thể chỉ cần 2 tầng, 3 tầng hoặc thậm chí 6,7,8,…nhiều tầng. Tùy vào khả năng tư duy của bạn, khả năng cung ứng dịch vụ, sản phẩm của bạn và tùy vào thị trường bạn đang phục vụ. Tuy nhiên, thang giá trị cung cấp nhiều giá trị (nhiều mức giá khác nhau) sẽ cho bạn nhiều cơ hội để cung cấp chính xác những gì khách hàng của bạn cần, đương nhiên, bạn có thu nhập cao hơn.
Nhân viên kinh doanh là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, và cũng chính là người mang về doanh thu cho công ty. Liệu nhân viên kinh doanh của bạn có thể bán được nhiều hàng, khi bản thân họ không hiểu về giá trị của sản phẩm mình đang bán.
Khi nhân viên kinh doanh hiểu và nắm vững thang giá trị của sản phẩm, họ sẽ rất dễ dàng trong việc dẫn dắt khách hàng bước lên từng bước trên thang giá trị.
Có một điều tôi cảm thấy rất ngạc nhiên, chính là việc Up-selling không có trong quy trình bán hàng của các doanh nghiệp hiện nay. Điểm cuối cùng trong quy trình bán hàng của các doanh nghiệp luôn là "Chốt sales" hoặc "Giao hàng sau khi mua".
Tôi hiểu rằng, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là bán được hàng cho khách hàng, thế nên, khi khách hàng đã mua hàng, thì doanh nghiệp cũng sẽ hết nhiệm vụ với khách hàng đó. Từ đây, công ty bạn lại tiếp tục vòng tròn: quảng cáo tiếp cận khách hàng mới -> chăm sóc khách hàng mới -> thuyết phục khách hàng mua hàng. Chi phí Marketing sẽ tiếp tục tăng lên để gia tăng lượng khách hàng tiếp cận về cho doanh nghiệp.
Hãy tận dụng tệp khách hàng đã mua của bạn thay vì tốn kém chi phí để đi tìm khách hàng mới. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí mà doanh thu mang lại sẽ cao hơn rất nhiều. Chỉ khi trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp có Up-selling, thì bạn mới có thể bán thêm được cho khách hàng.
Theo quy tắc 80/20 trong kinh doanh, thì một bộ phận 20% khách hàng sẽ tạo ra 80% doanh thu cho công ty bạn. Bộ phận 20% khách hàng này là ai? Làm sao tạo ra 20% bộ phận khách hàng này? Câu trả lời cực kỳ đơn giản là
HÃY CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG THÀNH KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH
Từ tệp khách hàng đã mua của bạn, hãy chăm sóc và nuôi dưỡng họ thật tốt, để lựa chọn ra 20% khách hàng trung thành. Những khách hàng trung thành là người sẵn sàng chi tiêu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn, và họ sẽ giúp bạn giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới nữa.
Thử nghĩ xem, chi phí bạn bỏ ra để tìm kiếm khách hàng mới so với chi phí để chăm sóc khách hàng đã mua, bạn nghĩ cái nào sẽ tốn kém hơn. Chắc chắn là chi phí CSKH mới sẽ tốn hơn rất nhiều. Vậy làm sao để chăm sóc họ?
Chăm sóc khách hàng cũ không hề khó, điều quan trọng là bạn có thời gian. Rất nhiều chủ doanh nghiệp trả lời tôi rằng "Em ơi riêng thời gian chăm khách mới để họ mua hàng, nhân viên chị đã bảo tốn thời gian rồi, giờ còn thêm thời gian chăm khách cũ". Chỉ đơn giản một lời chúc mừng dịp sinh nhật, một lời tri ân tới khách hàng, sẽ khiến họ nhớ mãi thương hiệu của bạn. Hãy sắp xếp các thông điệp, tri ân, lời cảm ơn bạn muốn nhắn nhủ tới khách hàng thành một kịch bản. Và "send" tới khách hàng mà thôi. Hãy tận dụng CRM để lên có thể lên lịch trình tự động CSKH của chính bạn.
Bất kỳ hoạt động nào trong kinh doanh cũng cần phải được đo lường và kiểm soát. Việc đo lường tỷ lệ upsell sẽ cho bạn biết chính xác tỷ lệ khách hàng quay lại mua là bao nhiêu, tỷ lệ khách hàng giới thiệu khách hàng là bao nhiêu.
Khi bạn đo lường thì bạn sẽ kiểm soát được các chiến dịch upsell của mình, sẽ có kế hoạch để điều chỉnh ngân sách cho phù hợp.
Tại Dksoft, chúng tôi đo lường tỷ lệ khách hàng giới thiệu khách hàng là 6%/tháng (chỉ tính những khách hàng được giới thiệu và họ mua hàng). Kết quả này là sự nỗ lực trong việc coi trọng công tác chăm sóc khách hàng sau bán.
Nếu bạn muốn gia tăng doanh thu bán hàng cho công ty. Bạn muốn làm công ty của mình ngày càng phát triển, thì chăm sóc khách hàng sau bán chính là chìa khóa của bạn.
Bài viết liên quan : . Kết hợp Marketing và IT để tăng doanh số bán hàng
. Những chiến dịch marketing thành công tại Việt Nam
. Phân biệt Marketing và Quảng cáo
Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.
Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.