Loyalty là gì? Tầm quan trọng của Loyalty Markeitng đối với doanh nghiệp
Nếu chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm và thái độ chuyên nghiệp thì chỉ giúp bạn gia tăng uy tín, thương hiệu sản phẩm còn nếu muốn tăng tệp khách hàng và mở rộng đối tượng khách hàng thì phải nhắc tới sự chú trọng đầu tư vào Loyalty. Loyalty marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vừa thu hút được khách hàng mới lại vừa giữ chân khách hàng cũ mà không tốn quá nhiều chi phí. Vậy Loyalty là gì? Tầm quan trọng của Loyalty Marketing trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Loyalty là gì? Loyalty được hiểu là lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Theo thống kê cho thấy, số lượng sản phẩm được tiêu thụ bởi các khách hàng trung thành luôn gấp 10 lần so với những tệp khách hàng mới. Dịch vụ khách hàng hoản hảo sẽ níu giữ lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm, là cách gia tăng giá trị thương hiệu miễn phí mà bạn không hề tốn sức PR. Khi đã chọn được sản phẩm tốt, sẽ là rất khó để người tiêu dùng chuyển qua sử dụng 1 sản phẩm mới khác thay thế. Bởi vậy trong kinh doanh, Loyalty ( hay lòng trung thành ) luôn được các doanh nghiệp chú trọng.
Loyalty Marketing là gì?
Loyalty marketing là gì? Loyalty program là gì? Customer loyalty là gì?
Ở phần trên bạn đọc đã được biết về định nghĩa Loyalty là gì? Phần tiếp theo này DKSoft sẽ giới thiệu cho bạn đọc chi tiết về Loyalty Marketing. Khái niệm Loyalty Marketing được hiểu là chiến dịch xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Vì suy cho cùng, mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng hướng đến là tìm kiếm và giữ chân tập khách hàng ổn định. Khách hàng được xem là nguồn sống của doanh nghiệp, giữ cho mình lượng khách hàng đông đảo, yêu quý và trung thành là nền tảng chính giúp doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng cáo, thúc đẩy bán hàng để tìm kiếm khách hàng mới, doanh nghiệp cũng cần tập trung vào những chương trình tri ân, khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng hay tạo ra những khách hàng trung thành.
Để xây dựng lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng theo quy trình gồm 2 bước:
Tạo dựng ấn tượng tốt với các sản phẩm của mình. Sự trung thành với thương hiệu bắt đầu với những ấn tượng tốt về sản phẩm khi người dùng quyết định mua hàng. Với lần đầu mua hàng, khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ và xem xét mở rộng đến các sản phẩm bên mình bày bán. Việc tạo ấn tượng tốt đầu tiên trong lần đầu gặp gỡ luôn để lại ấn tượng khó quên với khách hàng, giúp họ quyết định phần lớn có nên quay lại hay không.
Yếu tố tâm lý thực: Đây được xem là nhân tố quan trọng khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm của bạn. Nếu như chiến lược quảng cáo tốt khích lệ được động lực mua hàng thì sau qúa trỉnh trải nghiệm sản phẩm, với tâm lý thực sẽ khiến khách hàng có muốn quay lại hay không. Để tạo ra được ấn tượng tốt ngoài yếu tố bắt buộc là chất lượng sản phẩm còn là những chương trình khuyến mãi, tri ân, người tiêu dùng, để họ cảm thấy khách hàng trung thành luôn nhận được những ưu đãi ” riêng, độc”, giữ chân khách hàng với sản phẩm của mình.
Tầm quan trọng của Loyalty Markeitng trong doanh nghiệp
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Loyalty Marketing và Loyalty là gì mọi người sẽ thường đặt ra cho mình câu hỏi ” Nó có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?“. Loyalty Marketing không phải là một marketing campaign (chiến dịch quảng cáo) mà thay vào đó, doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn dành cho khách hàng thân thiết của mình, thường xuyên cập nhật và có những chương trình hấp dẫn để giữ chân khách hàng. Đồng thời tận dụng nguồn khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp có những lời góp ý chân thành về những tính năng mới, sản phẩm mới.
Khách hàng trung thành sẽ trở thành đại sứ cho thương hiệu của bạn. Đó là lý do quảng cáo truyền miệng là một trong những kênh tiếp thị mạnh mẽ mà bạn cần khai thác. Những chia sẻ về trải nghiệm của người tiêu dùng là kênh tiếp thị nhận được nhiều người quan tâm nhất, hoặc là lan toả thương hiệu của bạn hoặc là con dao hai lưỡi sẽ giảm thiểu doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Họ yêu thích thương hiệu của bạn, họ nói về sản phẩm của bạn 1 cách ngẫu hứng, ” hữu xạ tự nhiên hương” không tốn quá nhiều chi phí quảng cáo mà người dùng vẫn tìm đến, đó là cách PR hay nhất mà ai cũng mong chờ.
Phản hồi từ khách hàng giúp bạn xác định được tính khả thi của dự án, xác định được phân khúc thị trường phù hợp cho sản phẩm. Và nếu không may nhận được những phản hồi không tốt từ khách hàng thì hãy tin rằng họ muốn cho bạn biết những khiếm khuyết còn tồn đọng để bạn thay đổi và có những điều chỉnh tích cực mà thôi. Việc cần làm là duy trì chất lượng sản phẩm và thái độ chuyên nghiệp để khi khách hàng tìm đến luôn có những trải nghiệm tuyệt vời.
Với Loyalty Marketing còn giúp doanh nghiệp xây dựng được tệp dữ liệu khách hàng lớn mà không tốn nhiều chi phí đầu tư, phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng, không tốn chi phí nhân sự và thời gian quản lý cho gian hàng quà tặng, tiết kiệm được ngân sách trong hoạt động kinh doanh.
Kết Luận
Hiểu được Loyalty là gì cũng như tầm quan trọng của Loyalty Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những chương trình phù hợp với khách hàng thân thiết, hãy coi ” khách hàng thân thiết như người nhà”, phục vụ bằng cái tâm của mình sẽ giúp bạn nâng tầm thương hiệu.