Những gì Marketer ngành du lịch nên biết về xu hướng trải nghiệm của khách hàng
Có thể nói đây là thời điểm cực kỳ tốt để kinh doanh các dịch vụ trong ngành du lịch. Các công ty lữ hành đang chật vật trước sự phát triển của các nền tảng công nghệ đặt vé máy bay, khách sạn…. Chính vì vậy, các Marketer ngành du lịch cần có cái nhìn tổng quan rõ nét nhất về xu hướng trải nghiệm của khách hàng mình. Theo công ty nghiên cứu thị trường du lịch Ph Focuswright. Ph Focuswright đã dự đoán rằng vào năm tới, phân khúc du lịch và hoạt động tổng thể sẽ tăng lên tới $ 183 tỷ.
Điều đó mang đến một cơ hội rõ ràng không chỉ cho các nhà điều hành tour, mà còn cho một số doanh nghiệp hoạt động trong không gian du lịch. Gần đây chúng tôi đã thâm nhập vào thị trường đang phát triển này bằng cách hợp tác với Greenberg, Inc. để hiểu rõ hơn về hành vi của khách du lịch trên khắp Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức.
Cách mà khách hàng tìm kiếm
So với các phân khúc ngành du lịch khác, không gian trải nghiệm vẫn là một thị trường phân mảnh. Có thể thấy rằng, khách hàng du lịch biết những gì mình muốn khi đặt vé máy bay, phòng khách sạn. Thế nhưng, các công ty du lịch và các công ty hoạt động theo hình thức mẹ con vẫn “chen chân” vào nhằm tạo ra sự chênh lệch giá.
Như một lẽ thông thường hiện nay, người dùng dần chủ động hơn trong việc lên kế hoạch cho các chuyến đi của họ, và họ có xu hứng chuyển sang tự tìm kiếm thông tin trải nghiệm chứ không tìm đến bên thứ ba tư vấn. Nghiên cứu của Greenberg cho thấy trong 12 tuần trước một chuyến đi, có gấp 3 lần lượt tìm kiếm trải nghiệm so với tìm kiếm khách sạn và gấp 8 lần tìm kiếm trải nghiệm so với tìm kiếm các chuyến bay. Trong khi số lượt đặt phòng khách sạn, máy bay và các phương tiện di chuyển tăng cao nhất 6 tuần trước chuyến đi, Greenberg nhận thấy rằng các tìm kiếm trải nghiệm vẫn ổn định về số lượng trong suốt 12 tuần trước một một chuyến đi.
Những gì người dùng đang tìm kiếm đều là cơ hội đối với các Marketer ngành du lịch, dịch vụ. Ngay cả khi bạn đang bán phòng, hãy tìm cơ hội để làm nổi bật những trải nghiệm mà mọi người đang tìm kiếm thay vì chỉ đơn giản cung cấp giá phòng khách sạn hoặc giá vé máy bay, giống như Booking.com đã thực hiện với chiến dịch mới nhất của mình .
Theo nghiên cứu, Greenberg cũng chỉ ra khách du lịch ngày càng chuyển sang video để nghiên cứu những gì họ sẽ nhận được trước khi dẫn đến quyết định mua hàng . Các thương hiệu Savvy như Expedia thường xuyên tải lên nội dung video ấn tượng – như video dành riêng cho Công viên quốc gia Yellowstone – trên kênh YouTube của mình để khách hàng có những cái nhìn rõ nhất. Đây cũng là một điều mà các Marketer ngành du lịch nên tìm hiểu và biết được xu hướng trải nghiệm của khách hàng đang tăng cao..
Người lập kế hoạch so với Bookers ở điếm đến
Nghiên cứu cũng tiết lộ một số khác biệt thú vị giữa các kiểu khách hàng du lịch. Chúng tôi thấy rằng những khách du lịch đặt những dịch vụ trước chuyến đi của họ chi tiêu nhiều hơn 47% cho chỗ ở và 81% cho việc di chuyển so với những người chờ đợi để đặt chỗ. Đây chính là điều làm cho họ trở thành một đối tượng có giá trị, và tiềm năng để khai thác đặc biệt là cho các công ty du lịch đặt tour trực tuyến qua mạng.
Nhưng gần một nửa số trải nghiệm đặt phòng, cụ thể 48% đang diễn ra khi khách du lịch đến điểm đến của họ. Và phần lớn các tìm kiếm tại điểm đến xảy ra trên thiết bị di động. Greenberg đã phân tích hơn một nghìn hành vi trực tuyến của khách du lịch và thấy rằng các tìm kiếm cho các hoạt động đang diễn ra trải rộng trên nhiều thiết bị trong 3 tháng trước chuyến đi, nhưng đến khi du lịch thì chuyển đáng kể tới 54% trên các thiết bị di động.
Nói cách khác, trong khi sự hiện diện của thiết bị di động và UX rất quan trọng trong tất cả các phân khúc du lịch. Nếu bạn dò dẫm trong phân khúc trải nghiệm, bạn có nguy cơ bỏ lỡ một nửa số lượng đặt phòng trực tuyến.
Cơ hội đến từ khách du lịch bản địa
Cuối cùng, trong cơ hội chưa được các công ty khai thác đến ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường du lịch lại là những khách hàng địa phương. Trên thực tế, các tìm kiếm trên các thiết bị di động “việc cần làm” và “gần tôi” được xem là tăng gấp 6 lần trong vòng 2 năm trở lại đây. Điều này cho thấy rõ ràng các Marketer ngành du lịch và hoạt động du lịch không nên bỏ bê những người ở gần họ. Nếu bạn đang bán vé bảo tàng hoặc trải nghiệm tour du lịch ẩm thực, hãy xem xét mở rộng phạm vi đối tượng bạn nhắm đến ngoài đối tượng khách du lịch, mà hãy hướng tới cả những người dân bản địa.
Ngay cả các công ty liên quan đến du lịch điểm đến cũng có thể tham gia vào việc này. Trong khi Airbnb đang mở rộng từ dịch vụ chia sẻ nhà sang một công ty du lịch chính thức, thì nó cũng đã khám phá những trải nghiệm có thể hấp dẫn không kém đối với người dân địa phương vào một buổi tối hẹn hò.
Kết
Cuối cùng, ngành du lịch và hoạt động khám phá trải nghiệm không chỉ là một xu hướng thoáng qua trong du lịch. Những trải nghiệm mới chính là lý do chúng ta đi du lịch. Điều này chuyển thành cơ hội cho các Marketer ngành du lịch nghiên cứu, để có được một thị phần lớn hơn trong “chiếc bánh” ngành du lịch này.