Shock: Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang “ăn cắp” quyền riêng tư mỗi người?

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng Hệ thống nhận diện gương mặt đang đe dọa quyền riêng tư công dân. Rất nhiều cơ sở dữ liệu về nhận diện khuôn mặt đang bị thu thập bởi các công ty và nhà nghiên cứu theo một cách “bí ẩn”. Tức là mọi người đều không biết rằng khuôn mặt họ bị ghi lại phục vụ cho việc nghiên cứu. Mới đây, việc làm này bị phát hiện bởi những hình ảnh mặt chúng ta bị phát tán ra cả thế giới. Vậy, sự phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt đem lại nhiều tiện ích cho người dùng, hay chính chúng ta đang bị ăn cắp thông tin cá nhân? Cùng DKSoft tìm hiểu rõ hơn sự việc này.

Nằm Lòng 3 Bước Xây Dựng Một Chiến Dịch Influencer Marketing Hiệu Quả Và Tiết Kiệm Chi Phí!
Gã Ăn Mày Và Câu Chuyện Marketing


Công nghệ nhận diện khuôn mặt ngày một “tinh quái” hơn
Các cơ sở dữ liệu được gộp từ các hình ảnh trên mạng xã hội, hình ảnh trên Websites, thậm chí là các ứng dụng hẹn hò như OkCupid, Tinder… Mới đây, người ta còn phát hiện những hình ảnh mặt người còn được lấy từ camera giấu kín trong nhà hàng, khuôn viên trường học… Mặc dù chưa có số liệu chính xác của các bộ dữ liệu, nhưng ước tính có đến khoảng 12 triệu hình ảnh của hơn 100.000 người trong bộ chứa. Cùng với đó, các nhà hoạt động vì quyền riêng tư đã xác định chính xác các kho lưu trữ dữ liệu được xây dựng bởi Microsoft, Đại học Stanford…

Nguồn: NYTimes

Hãy cùng lấy ví dụ về một cơ sở dữ liệu mang tên Brainwash từ năm 2014. Brainwash cũng là tên một quán cafe tại San Francisco mà hiện giờ đã đóng cửa. Theo đó, các nhà nghiên cứu lắp nhiều camera giấu kín ở quán cafe này. Chỉ trong 3 ngày, các máy ảnh đã chụp tới hơn 10.000 bức ảnh. Số lượng lớn ảnh này nhằm phục vụ nghiên cứu và đã có một bài báo trong năm 2015 viết về nó. Tuy nhiên bài báo không đề cập đến việc khách hàng biết khuôn mặt họ bị ghi lại cho hoạt động nghiên cứu.

Những kiểu thu thập dữ liệu hình ảnh khuôn mặt kiểu này đang tạo ra cuộc chạy đua để tìm ra công nghệ nhận diện khuôn mặt tối ưu nhất. Công nghệ này học cách nhận dạng con người bằng “neural networks” (mạng nơ ron thần kinh) – hệ thống toán học phức tạp đòi hỏi thật nhiều hình ảnh kỹ thuật số, từ đó xây dựng nhận dạng mẫu. Theo báo cáo nghiên cứu, các “ông lớn” về công nghệ như Facebook, Google có thể đã không tung ra dữ liệu khuôn mặt mà họ tích lũy. Thế nhưng các công ty doanh nghiệp, các trường đại học… đã chia sẻ rộng rãi những dữ liệu ấy cho các nhà nghiên cứu, chính phủ, doanh nghiệp tư nhân… ở Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Thụy Sĩ nhằm nâng cao hoạt động dạy về trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence). Theo tờ NYTimes, cơ sở dữ liệu Brainwash kể trên đã bị xóa, cùng với đó là hệ thống AI của Trung Quốc liên kết với Brainwash cũng bị xóa theo.

Mọi người nói gì về công nghệ nhận diện khuôn mặt này?
Có người thì đã hoàn toàn đồng ý với cách mà công nghệ nhận diện khuôn mặt thu thập dữ liệu. Một báo cáo cho thấy, cơ quan Di trú và Thực thi Hải Quan của Mỹ đã sử dụng nhận diện khuôn mặt để quét các người lái xe nhằm tìm ra những ai nhập cư bất hợp pháp. Theo báo cáo của cả văn phòng chính phủ Mỹ, FBI cũng đã dành hơn 1 thập kỷ sử dụng hệ thống như vậy để tìm ra tội phạm bị tình nghi qua giấy phép lái xe, hình ảnh thị thực…

Nguồn: NYTimes

Thế nhưng đa phần, khi biết tin, mọi người đều phẫn nộ bởi họ cho rằng họ đang bị đánh cắp dữ liệu riêng tư. Tại sao khuôn mặt của họ lại bị chụp trộm để làm nên một công nghệ đáng ngờ và biết đâu là cho những mục đích lợi dụng khác? Liz O’Sullivan – người giám sát dữ liệu của start-up Clarifai, công ty chuyên về AI đã lên tiếng “Hành động đó quả thực đã xâm phạm, các công ty thậm chí còn không tôn trọng quyền riêng tư của chúng ta.” Cô cho biết thêm cô đã nghỉ việc tại một trụ sở ở New York nhằm phản đối hành động đáng lên án này.

Kết
Sau thông tin gây tranh cãi này, có lẽ một vài người sẽ đặt ra câu hỏi “Liệu rằng những lúc mình đi đến các nhà hàng hay ở trường học, gương mặt mình có bị chụp lại hay không? Nếu có thì hình ảnh ấy sẽ để làm gì?” Ắt hẳn một số người còn cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt thông minh này biết đâu sẽ là bước ngoặt cho lĩnh vực nhân khẩu học, cho các cơ quan cảnh sát, cho ngành giải trí, sales… Hãy cùng chờ xem trong tương lai, khi sự thật chính thức được phanh phui, thì công nghệ này sẽ để lại những hậu quả gì nhé!

Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.

Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.