Nhiều quảng cáo chỉ tập trung vào sự tăng bốc cho sản phẩm của mình mà không để ý đến cách cảm nhận và đánh giá của đối tượng tiếp cận. Content Marketing hiện đại khác với Content Marketing truyền thống. Hãy cứ hiểu đơn giản rằng Content Marketing hiện đại hướng đến “Tôi bán đi trước – Quyền lợi khách hàng đi sau”, còn Content Marketing hiện đại hướng đến “Giá trị của khách hàng đi trước – Tôi bán đi sau”. Hãy đặt lợi ích cho khách hàng lên hàng đầu thông qua sản phẩm kinh doanh để khách hàng tha thiết hơn với quảng cáo.
Trong một mẫu quảng cáo, nếu bạn có thể dẫn chứng được các khảo sát, các số liệu thì quảng cáo của bạn sẽ gia tăng thêm niềm tin cho đối tượng tiếp cận. Người Việt chúng ta thường có thói quen mua sắm hoặc sử dụng phương pháp hiệu quả nào đó thông qua người quen, cộng đồng, nếu như tận dụng được “niềm tin dây chuyền” này vào quảng cáo sẽ hữu hiệu hơn khi tiếp cận. Song, nhà quảng cáo nên đảm bảo rằng các con số, dữ liệu dẫn chứng phải là chính xác và nguồn dẫn uy tín để gia tăng hiệu quả chuyển đổi hơn.
Nếu sản phẩm kinh doanh của bạn là một thương hiệu hoặc có tính đặc thù trong ngành F&B, FMCG thì việc liên kết với các KOLs hoặc Celeb là một điều đáng cân nhắc. Điều này dễ dàng nhận thấy vì sao có rất nhiều nhãn hàng mời các người nổi tiếng để PR cho sản phẩm, đơn giản là vì nhóm đối tượng mà họ nhắm đến có cùng chung một tập đối tượng với lượng fan của KOLs hoặc nghệ sĩ đó. Bỏ qua những thương hiệu lớn, các quán cà phê có concept, các nhà hàng hay các shop thời trang ở quy mô vừa cũng có thể sử dụng hình thức này với chi phí marketing thấp nhất.
Nếu như bạn dùng 50 triệu để mời 1 ngôi sao, thì hãy dùng 50 triệu này để mời 50 KOLs khác thì có khả năng mức độ lan truyền lại càng cao hơn và tiếp cận đa thành phần khách hàng tiềm năng hơn. Song, hãy nhận định chắc chắn, thương hiệu bạn đang ở vị trí nào, mục tiêu đạt được là gì, ngân sách marketing… thì việc lựa chọn KOLs hay Celeb mới có hiệu quả hơn.
Không có luật định nào cấm hay điều khoản nào của Facebook cấm các bạn theo dõi fanpage của đối thủ, theo dõi cách đối thủ truyền thông điệp quảng cáo sản phẩm cho khách hàng. Nếu bạn là một người làm Marketing, bạn sẽ phải nắm rõ một yếu tố trong Mục tiêu truyền thông là “So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition)”. Việc theo dõi và nghiên cứu cách làm truyền thông lẫn nhau đôi khi lại có hiệu quả vô cùng cần thiết, cũng là sự thiết yếu để có sự điều chỉnh về kế hoạch quảng cáo cho giai đoạn kế tiếp.
Bạn có từng tự đặt câu hỏi cho riêng mình, vì sao đọc rất nhiều tài liệu, cách chia sẻ về tối ưu hóa quảng cáo Facebook mà vẫn không tạo được hiệu quả quảng cáo cho chính mình chưa? Câu trả lời rất đơn giản, đó là hãy đặt câu trả lời cho chính mình là “đã thực hành chưa?”. Bạn phải thực hành testing, chủ động nghiên cứu thêm thì mới có thể áp dụng các chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước.
Nếu bạn đã quảng cáo nhiều, hãy theo dõi các phân tích trong Audience Insight để tìm ra tập đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho các bạn. Các bạn đang tối ưu hóa quảng cáo facebook theo những cách nào? Đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người bằng cách comment bên dưới nhé!
Bài viết liên quan : . Tuyển tập kinh nghiệm thiết kế ảnh quảng cáo hiển thị Google
. 6 thủ thuật tăng điểm chất lượng quảng cáo Google Adwords
. Tuyển tập kinh nghiệm thiết kế ảnh quảng cáo hiển thị Google
Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.
Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.