Những điều các Marketer cần lưu ý về quảng cáo trên Zalo

Quảng cáo trên zalo là gì? Zalo hiện nay là một kênh mạng xã hội tiềm năng đang được nhiều doanh nghiệp và cá nhân tận dụng làm kênh bán hàng cho mình. Vào tháng 5/2018 vừa qua, Zalo chính thức cán mốc 100 triệu người dùng. Thêm vào đó là việc Quốc hội vừa mới thông qua luật an ninh mạng năm 2018 sáng ngày 12/6 vừa qua khiến các marketer lo ngại về tương lại của SEO, Facebook, và Google AdWords ở Việt Nam. Một trong những nền tảng quảng cáo online marketing không kém phần hiệu quả bên cạnh Facebook và Google ở Việt Nam chính là Zalo.

Giải Mã Thành Công Chiến Lược Marketing Của Zalo
Bật Mí Bí Kíp Cách Bán Hàng Trên Zalo “Đánh Đâu Thắng Đó”

Zalo hiện đang là một trong những ứng dụng giao tiếp phổ biến nhất tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực. Hiện nay, các thương hiệu lớn như Sunhouse, Asanzo, Juno… cho tới các nhà bán lẻ đến từ nhiều ngành hàng khác nhau đang triển khai các dịch vụ bán hàng trên nền tảng Zalo.

Quảng cáo trên zalo và những điều bạn nên biết – (Ảnh: Beeseo)

Tại sao lựa chọn quảng cáo trên Zalo?
Zalo cán mốc 100 triệu người dùng: Mới đây, Zalo mới thông báo về con số 100 triệu người dùng. Hiện nay, ứng dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu liên lạc mà còn còn tích hợp nhiều tính năng khác dành cho doanh nghiệp tương tác với khách hàng và cá nhân sử dụng để tra cứu thông tin, mua vé… Thâm chí gần đây, Zalo được các cơ quan Nhà nước sử dụng để giải quyết các thủ tục hành chính và tương tác với người dân.

Độ tuổi: Theo báo cáo Zalo, phần lớn nhóm người dùng thuộc độ tuổi trẻ và có tỷ lệ mua hàng online lớn nhất: độ tuổi từ 18-39.

Giới tính: Theo thống kê của Zalo nam giới chiếm đến 62%. Nữ giới tuy chỉ chiếm 38% nhưng lại là giới có tỉ lệ mua sắm online cao hơn.
Tại sao nên lựa chọn quảng cáo trên zalo – (Ảnh: Zalo)

Khả năng tiếp cận người dùng lớn: Với lượng thời gian lớn dành cho chiếc smartphone của người dân Việt Nam, việc bán hàng trên mobile trở nên càng dễ dàng và thông dụng hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của Q&Me, Facebook Messenger (94%) và Zalo (89%) là 2 phần mềm tin nhắn được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Trong khi đó, Zalo hiện đang có mặt và được sử dụng bởi 100 triệu người dùng Việt Nam và thế giới. Đây là một cơ hội lớn tiếp cận khách hàng qua Mobile Marketing.

Hơn nữa, nếu như mạng xã hội Facebook có thể kết bạn được với 5000 bạn bè thì Zalo kết bạn được tối đa với 2000 người và gửi được tối đa 50 lời mời kết bạn trong 1 ngày. Bạn có thể tìm kiếm kết bạn với những bạn bè trong danh bạ điện thoại của mình hoặc tìm kiếm theo khu vực quanh bạn, theo độ tuổi, giới tính trong bán kính 10km. Ngoài ra, Facebook và Zalo còn có một điểm khác biệt nữa là khi bạn đăng một bài viết trên Zalo thì tất cả bạn bè của bạn đều nhìn thấy nhưng đối với Facebook tỷ lệ này chỉ khoảng từ 10 – 20%.

Các hình thức quảng cáo trên Zalo
Quảng cáo Zalo Offcial Account: là hình thức tạo quảng cáo để tăng lượng quan tâm, tăng tương tác và giới thiệu trang Zalo của doanh nghiệp, cửa hàng. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng và hệ thống network của Zalo.



Quảng cáo sản phẩm:là hình thức quảng cáo để quảng bá sản phẩm từ cửa hàng của chủ Shop. Quảng cáo sẽ xuất hiện trên Nhật ký Zalo và hệ thống network của Zalo.



Quảng cáo bài viết: là hình thức quảng cáo để tăng lượng truy cập về bài viết trên website/ link liên kết/ hoặc bài viết Nhật ký trên Zalo Page của doanh nghiệp/ cửa hàng. Quảng cáo sẽ hiển thị trên Nhật ký của người dùng Zalo.



Quảng cáo cửa hàng (Zalo Shop) là một trong những tính năng được Zalo phát triển nhằm mục đích hỗ trợ người kinh doanh đến đây và kinh doanh bán hàng dễ dàng, thuận tiện hơn. Zalo shop được thiết kế với mục tiêu tối ưu trong khả năng trưng bày những sản phẩm, giúp các doanh nghiệp thuận tiện trong việc bán hàng



Quảng cáo video: là tính năng mới trên hệ thống Zalo Ads. Quảng cáo video cho phép nhà quảng cáo tương tác với người mua hàng một cách trực quan, sinh động và sáng tạo hơn, giúp nâng cao tỉ lệ quan tâm và mua hàng từ khách hàng tiềm năng trên Zalo.



Quảng cáo gói đấu giá: cho phép nhà quảng cáo có thể đấu giá các gói quảng cáo được thiết lập trước (loại hình, mục tiêu, thời gian và đối tượng nhắm chọn).



Ngành nào thích hợp để quảng cáo trên Zalo?
Với các hình thức nêu trên, Zalo không chỉ là 1 phần mềm OTT mà còn có trang cá nhân và các hình thức kinh doanh không khác gì Facebook. Theo kết quả thống kê, nghiên cứu thị trường, sản phẩm đang kinh doanh trên Zalo đa phần hướng tới nữ giới và các mặt hàng đang bán chạy nhất hiện nay là mỹ phẩm và thời trang. Bên cạnh đó, các sản phẩm trang sức, đồng hồ, đào tạo, du lịch, đồ handmade,… cũng đang được các nhà kinh doanh khai thác hiệu quả trên Zalo.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về quảng cáo trên zalo và những điều mà các marketer cần phải lưu ý. Trong thời điểm thị trường quảng cáo Facebook và Google đang dần “đất chật người đông”, rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp đã chuyển sang nền tảng Zalo ads để tìm kiếm cơ hội.




 

Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.

Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.