Tất tần tật mọi điều về UTM code và UTM Link

Email Marketing, Facebook, Google Plus, Forum,… đâu mới là thành phần chính mang đến khách hàng cho website của bạn? Nếu bạn không xác định được đáp án cho câu hỏi này thì chắc chắn một điều là bạn sẽ không thể có được một chiến dịch marketing hiệu quả. Giải pháp nào cho bạn trong vấn đề này? Chỉ với một tài khoản Google Analytics và một ít đoạn UTM code, bạn sẽ có được những gì bạn muốn.



     >>  Quảng cáo Google Adwords và 4 lĩnh vực hái ra tiền nếu bạn 
     >>  Google chặn quảng cáo trên Chrome và nỗi lo của các doanh 


Google Analytics thì chắc các bạn không còn xa lạ gì, một công cụ giúp thống kế website cực kì mạnh mẽ từ Google, tuy nhiên không phải ai cũng biết tận dụng hết chức năng của Google Analytics và UTM code là một ví dụ.

Những điều bạn nên biết về UTM Code – UTM Link và vai trò của nó

“UTM” là từ viết tắt của cụm từ “Urchin tracking module”. Công ty Urchin Software Corporation đã được Google mua lại vào năm 2005 và phần mềm của công ty này chính là nền tảng cho sự ra đời của Google Analytics.

UTM code hay UTM link (gọi là UTM code cũng được mà UTM link cũng được) là một đoạn text nằm trong đường link và nó có chức năng thông báo cho Google Analytics (cũng như các công cụ analytic khác) một vài thông tin về đường link.

UTM code có dạng như sau:

Tại sao UTM link lại quan trọng với bạn?

Nếu bạn đang làm về Marketing hay công việc liên quan đến mạng xã hội, một ngày có thể bạn sẽ post hàng trăm liên kết lên các mạng xã hội như Facebook hay các forum. UTM code giúp bạn theo dõi được mức độ hiệu quả công việc của bạn bằng cách cung cấp các thông tin nguồn lưu lượng tới website của bạn tới từ đâu: Facebook hay Google Plus hay Forum …

Bạn có thể sử dụng các biến UTM trong liên kết để theo dõi nhiều thông tin khác như bao nhiêu lượng truy cập đến website của bạn từ Facebook hay Email. Bạn còn có thể sử dụng để theo dõi doanh thu, như bao nhiêu doanh thu bạn nhận được từ Twitter,… Có rất nhiều cách để theo dõi bằng UTM link.

Có thể bây giờ bạn sẽ mất phải mất thời gian để gắn UTM code vào mọi link của bạn nhưng trong tương lai bạn sẽ bạn sẽ thu lại được thành quả trên cả mong đợi.

Đến đây, chắc bạn đã hiểu UTM link là gì rồi đúng không nào, trước khi bắt đầu vào cách sử dụng UTM link, tôi sẽ nói qua một số điều về UTM code.

UTM code và lời giải đáp cho 3 vấn đề quan trọng của Marketing

  • Lưu lượng truy cập về website của bạn đến từ nguồn nào?
  • Tại sao khách hàng (visitor) biết đến website của bạn?
  • Khách hàng (visitor) truy cập vào trang web của bạn để làm gì?

Về cơ bản, UTM code sẽ nói cho bạn biết lưu lượng (traffic) tới website của bạn từ đâu và nó hoạt động dựa trên các tham số mà bạn khai báo trong đường link, gọi là UTM parameter gồm có các yếu tố sau:

  • Source
  • Medium
  • Content (có thể có hoặc không)
  • Campaign

Đó là lí do tại sao UTM link lại có dạng như sau:

Hãy nhìn vào đường link trên, chúng ta có các tham số bắt đầu bằng “utm_”, mỗi tham số mang một thông tin nhất định, sẽ được giải thích bên dưới. Dĩ nhiên một URL dài như thế khá là đáng sợ khi bạn phải gõ từng cái một như thế nhưng đừng lo chúng ta đã có các công cụ làm việc này một cách tự động, đó chính là:

  • Google URL Builder
  • Effin Amazing’s Chrome extension

Các tham số UTM code sẽ thông báo cho Google các dữ liệu này khi khách hàng truy cập vào website của bạn.

Để xem thông tin về dữ liệu của UTM, trong Google Analytics, ở cột bên trái bạn chọn Sức thu hút > Chiến dịch > Tất cả chiến dịch, tại đây sẽ hiển thị ra dữ liệu từ tham số “utm_campain” trong URL.

UTM Campaign trong Analytics cũng ở Google Analytics, cột bên trái bạn chọn Sức thu hút > Tất cả lưu lượng truy cập > Nguồn / Phương tiện, tại đây sẽ hiển thị dữ liệu từ biến “utm_source” có trong UTM Link.

UTM Source trong Analytics

Một hình ảnh minh hoạ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu ngay về vai trò của các UTM Parameter như utm_source, utm_campaign.

Ví dụ về utm parameter

UTM Code – Google Analytics

Cách sử dụng UTM_Source để theo dõi nguồn lưu lượng (traffic) của website. Bạn có thể sử dụng tên của các mạng xã hội mà bạn share link lên đó là giá trị cho utm_source (ví dụ như Facebook, Twitter,..). Bằng các thêm &utm_source= vào link của bạn, đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi lưu lượng truy cập của website của bạn đến từ đâu

Ví dụ &utm_source=Facebook, &utm_source=twitter,…

Google khuyến cáo sử dụng utm_source như là referal tới website của bạn tức là nguồn giới thiệu, ai giới thiệu khách hàng tới website của bạn, ở đây có thể là Facebook, Twitter giới thiệu khách hàng tới website của bạn.

Trong quá trình làm việc, cách hiệu quả nhất để sử dụng thẻ utm_source đó là gắn nó với tên công cụ mà bạn sử dụng, ví dụ bạn post link lên Facebook thì gắn utm_source=facebook, làm tương tự với twitter,…

Cách thức sử dụng UTM_Medium

Thuộc tính utm_medium có thẻ trả lời cho câu hỏi thứ hai mà tôi đã nói ở trên.

Tại sao khách hàng (visitor) biết đến website của bạn?

Thuộc tính này tổng quát hơn thuộc tính utm_source, cách dùng thuộc tính này là đối với nguồn lưu lượng đến từ Facebook, Twitter, Google Plus, nói ngắn gọn lại là đều đến từ social (mạng xã hội ) nên bạn hãy gắn utm_medium=social, tương tự với email và forum.

Cũng xin nói thêm bên ngoài lĩnh vực social, ví dụ bạn share link không phải qua facebook, twitter mà qua email, khi đó bạn sẽ áp dụng utm link như sau đây:

Code:

utm_source=gmail, outlook, icloud

utm_medium=email

Viết như thế chắc bạn đã hiểu được sự khác nhau giữa utm_source và utm_medium.

Cách sử dụng của UTM_Campaign

  • Utm_compaign trả lời cho câu hỏi cuối cùng: “Khách hàng (visitor) truy cập vào trang web của bạn để làm gì?”

Campaign ở đây nghĩa là chiến dịch, giả sử bạn đang marketing cho chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới có tên là new_product thì utm_campaign ở đây sẽ có dạng là um_campaign=new_product. Có thể hiểu utm_campaign là tên chiến dịch mà bạn đang làm, hay đơn giản như bạn có một blog riêng và bạn đang thực hiện thu hút độc giả về website của mình, bạn tạo một chiến dịch tên là Newletter thì bạn phải sử dụng utm code như sau:

Code:

utm_campaign=newletter

utm_medium=email

utm_source=gmail / outlook / yahoo

Cách để theo dõi utm code trong Google Analytics

Trong Google Analytics, tất cả các thông tin về utm link sẽ có trong mục Sức thu hút hoặc Acquistion (tiếng anh)

Trong mục Sức thu hút (acquistion) sẽ có những mục tương ứng sau:

Mục Campaign tương ứng với những dữ liệu nhận được từ utm_campaign

Mục Tất cả lưu lượng truy cập > Nguồn/ Phương tiện (All traffic > Source/Medium) tương ứng với dữ liệu có được từ utm_source và utm_medium

Case Study: Sử dụng UTM Code cho việc lấy traffic về Blog

Giả sử bạn có một blog riêng và bạn đang muốn tìm cách tăng traffic cho blog, bạn có ý định sẽ làm việc này bằng cách gửi các email về các bài viết trên blog của bạn tới độc giả trong email list của bạn, ngoài ra bạn còn post nó lên facebook group, twitter, forum, và bạn muốn sử dụng utm code để theo dõi mức độ hiệu quả của chiến dịch, tóm tắt lại ta sẽ có các thông tin như sau:

Tên của chiến dịch: Tăng traffic

Nguồn lưu lượng lấy từ: Facebook, Twitter, gmail, outlook, yahoo

Phương tiện: Mạng xã hội, email, Forum

Chuyển thể thành UTM link, chúng ta sẽ có đoạn utm code:

Code:

utm_source=facebook

utm_medium=social

utm_campaign=tangtraffic

Đoạn utm code ở trên là dùng để áp dụng với việc ban share link lên Facebook, còn khi bạn post nó lên twitter thì bạn phải thay đổi utm_source=twitter. Tương tự nếu bạn share link qua việc email marketing thì bạn cần thay đổi utm_source=gmail hay utm_source=yahoo và utm_medium=email

Xong chúng ta có một list utm code và giờ sẽ áp dụng nó vào công việc

Sau khi bạn gắn xong, bạn sẽ post cái link mà đã gắn utm code lên Facebook, và khi độc giả truy cập vào website của bạn qua link đó, nó sẽ mang theo các thông tin utm trên cái link đó và những dữ liệu này sẽ rơi vào Google Analytics, khi đó bạn chỉ cần vào Google Analytics để xem kết quả, nhờ utm code mà bạn có thể xem được Facebook, Email hay forum đem đến cho bạn nhiều traffic nhất và từ lần sau có thể bạn sẽ có thể thay đổi cách làm cho chiến dịch của bạn.

Để có thể giúp bạn giải quyết vấn đề về số lượng link quá lớn, hãy cái đặc công cụ Effin Amazing’s Chrome extension (chỉ dành cho Chrome). Chỉ việc nhập URL và tên campaign, source, medium vào các mục tương ứng, sau đó nhấn Copy, là bạn đã có một đường link được tích hợp UTM code, giờ chỉ việc đem link đã copy đó share lên Facebook hay các mạng xã hội khác nữa là ổn…Nếu bạn cần tạo nhiều link cho 1 chiến dịch thì có thể tạo thêm preset ( Preset là tổng hợp utm_source, utm_medium, utm_campaign thành một cặp để sử dụng nhiều lần, chỉ cần post link vào URL và chọn preset rồi nhấn Copy là mọi thứ đã xong.

Qua bài viết trên bạn đã hiểu được phần nào về UTM code và UTM Link chưa? Mong rằng những kiến thức trên sẽ có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề và có được một chiến dịch quảng cáo hiệu quả cho mình.

Bài viết liên quan :    . Quảng cáo Google Adwords khi sử dụng 4 công cụ kiểm tra 
                                      
. Quảng cáo Google Adwords – Yếu tố Ad Rank và sự ảnh 
                                      
. Quảng cáo Google Adwords: Kinh nghiệm nào cho doanh..

Mục Tiêu Của DKSOFT : Liên Tục Nghiên Cứu Đổi Mới Để Đưa Ra Những Sản Phẩm Công Nghệ.

Những giải pháp trực tuyến hiệu quả nhất, tốt nhất và đem lại cho khách hàng những dịch vụ tối ưu nhất.